Truyền hình thực tế và MasterChef

Ngoài phim và truyện, tui còn rất thích coi show truyền hình thực tế. Đặc biệt là những show có chứa nhiều thí sinh thật là thú vị. Mỗi show hay đều có đa dạng người, đa dạng tính cách và họ có những ưu, khuyết điểm không hề giống nhau. Trong thực tế xã hội (xung quanh tui thôi đi), đã có rất nhiều nhóm những người khác nhau cùng tiến đến một mục tiêu giống nhau. Mà ngoài đời thì hỗn loạn lắm, và cũng mơ hồ nữa, mình không thể biết được ngay cả người thân thuộc nhất của mình muốn cái gì nhất, và họ sẽ làm như thế nào để đạt được điều đó. Còn trong reality show thì mọi thứ được đơn giản hóa, rõ ràng hóa đến mức tối đa. Nghĩa là có một giải thưởng first prize cao quý thiệt là đáng mơ ước đó, và nhóm những thí sinh khác sẽ tranh giành lấy nó như một mục tiêu tối thượng của cuộc đời mà mình sẽ trải qua trong reality show. Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Có người từ đầu tới cuối chỉ nghĩ tới mục tiêu đó thôi, mình có quyền làm bất cứ điều gì mình cho là tốt nhất cho bản thân. Có người đang đi lại phát hiện ra nhiều thứ xung quanh mình đáng giá hơn mục tiêu đó nhiều lần và nghĩ thôi không có cũng không sao, mình có thứ khác đáng giá hơn rồi. Có người … thôi nói chung là có nhiều người lắm. Không ai đúng không ai sai hết. Chỉ là sự thỏa hiệp quan điểm giữa người này với người kia không giống nhau, vậy thôi.

Thôi giờ nói chi tiết chút. Túm váy lại là gần đây tui có coi một vài show, ngoài nước có trong nước có. Nhưng hơn hết tui vẫn thích coi show của Việt Nam nhất. Việt Nam thì tui thích MasterChef nhất rồi tới Project Runway. Riêng bài này tui sẽ viết cho MasterChef.

Tui định là sẽ viết review cho toàn bộ show này khi show đã gần đết hồi kết. Vì như vậy mới có thể tám tổng quát được cả quá trình, rồi rút ra được phán đoán, nhận định chính xác của bản thân mình về nó. Nhưng hôm nay coi tập 14, phải nói là tập hay nhất trong suốt 14 tuần tui chăm chú theo dõi, thì tui phát hiện ra ờ thì mình cũng đã biết được phần nào những gì cần biết, vậy thì cứ review thôi. Thiệt ra đây chắc cũng là show mà tui thích nhất từ trước đến giờ. Vì tui nấu ăn không giỏi, nhưng tui thích những người thích nấu ăn. Khác với mấy chương trình nghệ thuật biểu diễn khác, hoặc thời trang hoặc phiêu lưu các thứ, thì nấu ăn là một hobby rất đơn giản. Nấu ăn còn là một hình thức chia sẻ với người khác, vì người khác, và hơn hết là chăm sóc cho người khác. Trong số, có chú kia nói “tui không quan trọng thắng thua, tui thấy mấy đứa trẻ ngồi ăn rất ngon miệng, tự nhiên thấy vui rồi”. Tui nghĩ có cái gì đó rất chân thành và thật lòng trong chuyện ai đó muốn người khác ăn món mà mình làm một cách ngon miệng, không giấu giếm không giả tạo được. Cho dù sau này họ có đi nấu cho nhà hàng, để đi thi hay để đạt thành tích gì gì khác.

MasterChef thiệt là hay. Trong show (bỏ qua vụ dàn dựng đi vì chuyện thí sinh trải qua mấy chuyện vậy, hành động vậy vốn không thể giả được), tui rất thích và rất nể một số người.

1. Anh Thư

Chị này là giáo viên dạy tiếng Anh. Tui khá thích chị này. Nói chuyện hay, dễ thương, lại biết cách cư xử. Chị này biết những tips rất hay trong cách xử lý nguyên liệu và làm sao cho món có mùi thơm, làm sao cho thịt mềm, … tỏa sáng ở những vòng đầu nhưng càng về sau càng đuối. Chỉ còn khả năng làm bánh là vớt vát lại được chút. Có người nói chị này thi pastry chef (chỉ thi làm bánh thôi) thì chắc vô địch. Tui nghĩ chắc đúng. Ngày chỉ bị loại tui thương tiếc vô cùng. Nhưng thôi vô top nguy hiểm 3, 4 lần, phong độ sa sút quá kéo lên hổng nổi, thì thôi kết quả vậy là công bằng roài.

Chị này có quan điểm cũng hay 😀 Đại loại bạn là người cuối cùng hưởng những thành công cũng như thất bại của bản thân, quan trọng là mình thật lòng nhất với mình thôi là đủ. Dễ thương ghê chớ 😀

2. Quốc Trí

Trời ơi nhân vật ưa thích của tui đây rồi. Bạn này mới có 18, 19 tuổi thôi, học Tài Chính Marketing mà làm dessert giỏi quá trời 😀 Tui thích bản vì bản giỏi là một, và còn trẻ nhưng biết điều là hai. Bản còn cả tính nhút nhát sợ sệt, háu thắng, nông nổi, lẫn nhiệt tình và kính trọng người nhiều kinh nghiệm hơn. Tóm lại là bé giỏi bé ngoan 😀 Ai mà hông thích cho được chớ.

3. Thanh Hòa

Anh này cũng hay. Hồi vòng loại mém văng ra ngoài luôn rồi mà cũng cố xin cho ở lại. Cuối cùng thì ảnh quá tỏa sáng ở các vòng sau. Mà tui thấy ảnh cũng xứng đáng 😀 Ban giám khảo thiệt là nhìn xa trông rộng đó hehe. Anh này thì thế mạnh là bình tĩnh và có chuyên môn tuyệt vời, làm thủ lĩnh tốt nhất trong tất cả các thí sinh. Thiệt chứ nhóm nào có ảnh là nhóm đó thắng, miễn bàn luôn. Nói về nấu ngon thì ai cũng có khoảnh khắc vụt sáng lên trên bầu trời masterchef :)), nhưng anh này thì phong độ vững, chưa bao giờ vô top nguy hiểm mà thiệt cũng chỉ hay dây dưa ở top đầu thôi. Ảnh khiến cho người ta yên tâm, về tài năng của ảnh và về khả năng hiểu người khác của ảnh nữa. Giọi quạ!

4. Thái Hòa

Ban đầu tui hông ấn tượng gì chị này lắm, chỉ thấy ủa sau nói nhiều quá trời, bưng món lên cho ban giám khảo chấm mà tự thuyết trình tự nhận xét hay dở luôn :-/ Tui tự hỏi trời ơi có thí sinh nào nói nhiều như chỉ đâu. Nhưng chỉ thiệt là giỏi đó nha. Chắc giỏi nhất trong các nữ thí sinh luôn quá. Càng coi tui càng thấy  thích chị Thái Hòa. Và tui còn phát hiện à vì chị này thật là yêu thích nấu ăn đó. Tui có cảm giác chỉ không nghĩ đến chuyện thắng giải hay gì, mà quan trọng là cái món mình làm ra có hoàn hảo hay không thôi. Chị này kiểu như khó tính với công việc nấu ăn vô cùng, ai làm gì không đúng là chỉ không hài lòng, nhưng đó là thái độ nghiêm túc đối với cái gì mình thích. Tui tôn trọng và cũng nể người như chỉ 😀

5. Quang Huy

“Tôi mong đó là món nhậu” =)) Trời ơi cuối cùng nó lại ra món cupcake, làm xong còn vừa cười vừa nói với ban giám khảo “bánh này chắc là bánh bèo đó”.  Bác này dễ thương thiệt nha. Chân chất, nấu món mặn tốt, lại rất thẳng tính. Bác này, hễ đề ra cái gì cũng nghĩ “ờ mình xui quá”, “thôi kệ làm tới đâu thì tới”, thiệt là dễ thương 😀 Bác này chắc kiểu người yêu công lý và chính nghĩa giống tui quá =)) Cái gì xui thì chịu, luôn khiêm nhường nghĩ mấy bạn khác thiệt cao cấp, còn ai mà xấu tính chút là chửi ngay không tha =))

6. Nguyên Giáp

Ồi ôi anh đây rồi. Người đàn ông mà ban đầu tui thích quá sau đó dần dần nhận ra ảnh hình như hông giống như mình nghĩ. Ảnh hay cáu, thực tế là hoảng loạn lên, khi mọi người trong nhóm làm việc không đúng ý ảnh. Ảnh có một tài năng, và trong suốt những tập qua, tui thấy hình như ảnh nghĩ đến bản thân hơi bị nhiều. Đến tập 14 thì thôi quả đúng rồi. Nếu là tui trong tình cảnh của chị Hòa hay bác Huy chắc tui cũng bực. Nhưng chơi mà, chịu thôi.

Lỗi mà ảnh đã khiến bà con bức xúc là vì ảnh đã đổ cái trách nhiệm thua cuộc của nhóm lên cho người khác, trong khi mình là bếp trưởng. Chuyện đó đụng đến lòng tự trọng của một bếp trưởng, chứ không phải là chuyện ảnh đã tự chọn đường dễ cho mình đi. Luật chơi là ảnh có quyền chọn đường dễ cho mình đi, nên ảnh chọn. Đó không phải là chuyện đúng sai gì để mà phán xét. Quan trọng là làm sao mà không dám nhận lỗi thì sẽ bị đông đảo phản đối. Tui cũng không muốn chỉ trích ảnh nhiều vì ban giám khảo đã hơi quá tay với ảnh rồi :)) Còn vụ làm nhóm thì hiển nhiên rồi, ảnh quá tệ để làm việc nhóm khi mà đụng chuyện là bị rối lên rồi la hét người ta :)) Tui gặp nhiều người như này rồi nên thông cảm, thông cảm :))

Con người thiệt là khó lường, có cái giấu được có cái không giấu được, quan trọng là bạn đoán được bao nhiêu và tin vào phán đoán của mình đến cỡ nào 😀 Hehe.

Thôi phanh bút tại đây. Kết thúc Part 1 là nhiêu đó. Tui thiệt là thích cái show này quá đó 😀 Mai mốt sẽ viết tiếp, nếu không ai đọc tui sẽ tự đọc =)) Blog ế quá mà.

Về 3 bộ phim gần đây nhất của Makoto Shinkai

Trong một ngày tình cờ hết mức có thể, tôi xem Garden of Words và phát hiện tên Makoto Shinkai. À đúng rồi, anh này cũng là người đã vẽ nên Byousoku 5 senchimeitoru – tuyệt phẩm 5cm/s giây ngày trước.

Thế là tôi xem lại 5cm/s, vì trước giờ chưa từng có dịp xem hết. Sau đó là Children Who Chases Lost Voices. Nhưng thật ngại, bản thân tôi hiện giờ cũng không muốn đầu tư thời gian và công sức để review cho những phim đã cũ, tôi sẽ tóm gọn lại một chút để mình đỡ phải quên. Viết ra là một cách ghi nhớ tốt nhất mà.

Tổng thể nhất của cả ba phim: Koto no ha no niwa (Garden of words), Byousoku 5 senchimeitoru (5cm/s) và Hoshi o ou kodomo (Children Who Chases The Lost Voices) là cái đẹp khó có thể tả được bằng lời, trong tranh vẽ và cách chơi màu phải gọi là tuyệt đỉnh nhân gian của Makoto. Nhận xét chung quy của tôi: đây chính là bộ ba phim đáng xem. Tôi cho rằng đấy chính là quan điểm của Makoto Shinkai về tình yêu, cuộc sống, con người và đặc biệt có liên hệ đến các khái niệm to tát như tâm linh, xã hội, sự sống còn và nỗi cô đơn sầu thảm tận cùng. Đấy là một câu chuyện có hình thức đẹp lung linh, có cốt chuyện giản đơn và lối kể chi tiết, nhưng vẫn mang rõ nét quan niệm của tác giả/đạo diễn về một tầng ý nghĩa sâu rộng không ngờ và trên hết là cực kỳ nhân văn.

Nếu như phim của Miyazaki Hayao đa phần cho trẻ con, phảng phất quan niệm và tư duy trưởng thành thì lại liên quan nhiều đến văn hóa Nhật Bản, hoặc truyền thuyết, hoặc xã hội đương thời và con người Nhật Bản hơn, thì phim của Makoto lại có thiên hướng nhiều về cá nhân. Nghĩa là, đấy là quan niệm của tôi về con người, về nỗi cô đơn, lạc lõng giữa các cá thể với nhau, từ đấy suy ra những trường hợp tương tự, và suy ra rộng hơn là các khúc mắc, nỗi lạc lõng ẩn sâu trong con người so với thiên nhiên và vũ trụ. Nhật Bản chỉ là một nơi thật thích hợp để kể chuyện (và vẽ thành hoạt hình).

Garden of Words là phim đầu tiên tôi xem trọn vẹn của Makoto. Ban đầu đương nhiên là vì nó đẹp. Nhưng khác với phim những nước khác, thậm chí là phim học đường cùng xuất xứ nước Nhật, tôi không cảm thấy câu chuyện của Garden of Words là phi lý. Ngược lại, đó vả chăng là một kiểu cách điệu cuộc sống của hai cá thể: một nam sinh 15 tuổi lặng lẽ có mơ ước làm giày và một nữ giáo viên mắc chứng mất vị giác, lại bị học trò ghét bỏ, xa lánh. Ngay cả xuất xứ lẫn tính cách của hai nhân vật này cơ bản đã là một sự cách điệu. Chuyện họ hẹn gặp nhau vào những ngày mưa và yên lặng ở bên nhau lại tiếp tục là một sự cách điệu khác. Nhưng, khác với kiểu cố ý cổ tích hóa sự việc trong một số manga first love học đường, đây hiển nhiên là một câu chuyện cách điệu có chủ đích. Tức là, người kể đã cho bạn thấy một điều thật thường tình: đây là giấc mơ của tôi, là chuyện ảo diệu mà tôi muốn được xem, nghe và thả hồn vào.

Image

Cuối cùng, Makoto thẳng tay giết chết chuyện cổ tích của chính mình bằng một cái kết lửng. Tôi nghĩ đấy cũng là một quan điểm của Makoto: chúng ta có quyền nghĩ về cái đẹp, nhưng hãy thực tế.

5 Centimetres Per Second là phim thứ hai tôi xem. Hãy bỏ qua những giải thưởng danh dự mà phim đã đạt được, và những lời phê bình chuyên nghiệp mà bạn có thể tìm thấy đâu đó bên ngoài bài viết này. Vì hiển nhiên tôi sẽ chỉ nói về những gì mình nghĩ! 5cm/s đẹp đến nỗi bạn có thể chỉ pause mỗi khung hình lại thì sẽ có một bức tranh tuyệt mỹ. Nhưng điều tôi thích nhất ở phim thật may chẳng phải là tranh. Tôi không hề có cảm giác tranh đẹp hơn cả cốt truyện phim như ban đầu tôi lo sợ. Câu chuyện phim là một sản phẩm đủ xứng tầm với vẻ đẹp của phim. 5cm/s là series ba phim ngắn: Cherry Blossoms, Cosmonaut và phần cuối là 5cm/s, chỉ kéo dài hơn 1 giờ, và được kể với tốc độ rất vừa phải (không chậm như vài người đã nói). Theo tôi, mỗi phim có tốc độ kể của riêng mình. Hễ nó phù hợp với câu chuyện thì là vừa phải (tốc độ đúng), không nhanh không chậm. Tổng quát, tôi cho rằng bề mặt phim là câu chuyện về tình yêu thanh mai trúc mã không thành giữa hai nhân vật chính (rất bình thường trong một xã hội bình thường, nếu không tính đến những chi tiết thích đọc sách về khủng long lẫn sức khỏe kém), mà cụ thể là Tono Takaki. Từ phần 1 đến phần 3 là chặng đường trưởng thành của Takaki, từ những cảm xúc mãnh liệt đầu đời, sự dũng cảm đứng ra bảo vệ cho người mình yêu, cho đến những năm trưởng thành về sau với tâm hồn đã chai sạn và sự chán nản trong cuộc sống.Tầng nghĩa sâu hơn là tôi nghĩ cũng chính là tầng nghĩa chính gốc của phim: 5cm/s –  vận tốc hoa anh đào rơi. Vận tốc là khoảng cách giữa vật thể này với vật thể khác trong một đơn vị thời gian. Hoa anh đào là một hình tượng lãng mạn đại diện cho cái đẹp. Cả ba phần phim đều tập trung vào yếu tố “khoảng cách”. Cherry Blossoms là khoảng cách thực tế giữa đôi bạn thanh mai trúc mã, có niềm tin vào tình yêu và cuối cùng đã trọn vẹn với nụ hôn đầu đời. Cosmonaut (cũng là phần tôi thích nhất) ở giai đoạn thiếu niên của Takaki, buồn bã trầm tư hơn, lại thể hiện khoảng cách giữa con người với con người trong một xã hội đầy những kẻ cô độc. Đó là khoảng cách giữa tình yêu đơn phương đẹp long lanh trong mỗi chúng ta và sự bí ẩn lẫn xa lạ như bầu trời mà ta dành cho người mình yêu. Có một câu tôi rất thích, từ cô bé thầm yêu Tono, đại loại: “Khi loài người cứ tiếp tục phóng những vật thể vĩ đại vào vũ trụ, nơi không có một nguyên tử hydro tồn tại, nơi xa xôi hơn cả những giấc mơ điên dại nhất, thì tôi mới phát hiện ra lý do tại sao Tono không giống với những người còn lại. Ở anh, luôn có một khao khát xa vời nào đấy, mà tôi biết bản thân mình không thể nào giúp anh có được”. Cosmonaut là khoảng cách giữa một cá thể này với cá thể khác, trong một thế giới đầy bí ẩn và rộng lớn vô ngàn. Đặc biệt hơn cả, là khoảng cách giữa người ta yêu/ hoặc cảm giác của ta về người ta yêu, với chính bản thân mình.

Image

Trong khi đó 5cm/s lại giống như một cái kết đẹp nhưng thực tế. Những con người khác nhau lớn lên theo những cách khác nhau, dẫu có mơ ước hoài niệm về thời xưa cũ, thì đó đã là một khoảng cách quá xa và nhạt nhòe. Lằn ranh mỏng manh của nhân duyên và cơ hội gặp lại không đủ để kéo gần lại những gì đã trót vượt qua chuyến tàu ngày hôm ấy.

Nói tổng quát hơn nữa: phần 1 là khoảng cách giữa ta và tình yêu của ta – ước muốn của ta, phần 2 là khoảng cách giữa ta và người ta yêu/ và cũng là giữa ta với tương lai mịt mờ của chính mình, phần 3 là khoảng cách giữa bản thân trong thực tại và những ảo ảnh từ quá khứ. Đó là một tác phẩm về một lớp trẻ người Nhật hiện đại, yêu hết mình, nhưng lại mất hy vọng vào tình yêu, bản thân và tương lai.

Trong khi đó, Children Who Chase Lost Voices lại là nỗi thất vọng khá khẩm của tui. Ra mắt sau Byou 4 năm nhưng so sánh thì phải nói là không bằng 1/2 cả về mặt hình ảnh lẫn nội dung. Trong khi Byou đơn giản, bình dị nhưng chạm đến tâm hồn người xem thì CWCLV lại sa đà vào mô tả vấn đề vĩ mô là “người chết sống dậy”. Mô phỏng theo truyền thuyết Eurydice và Opheus bằng truyền thuyết chính gốc ở Nhật (truyền thuyết hang đá Yomi), thêm vào đó là vốn hiểu biết sâu rộng của Makoto về truyện cổ và thần linh Nhật Bản, nhưng Makoto gần như tham lam quá khi muốn câu chuyện của mình mang ý nghĩa rộng lớn nhất định.   Cả vấn đề mở màn cơ bản cũng đã đủ to tát, anh lại muốn nói thêm một vấn đề to tát trong một phần nổi tảng băng vốn đã to tát sẵn từ trước. Tính cách, xuất xứ các nhân vật đều không đạt đến được mức độ cần thiết để gây ấn tượng. Nhiều nhân vật xuất hiện ở thế giới dưới lòng đất tuy được xây dựng đa dạng nhưng lại thiếu chiều sâu. Tóm lại là cả hình ảnh lẫn nội dung đều đáng gây thất vọng. Có nét tương tự Hayao nhưng lại mất đi chất lãng mạn vốn có của Makoto, thay vào đó, thậm chí có phần trẻ con, sến  súa.

Image

Nói chung coi chỉ thấy thích kiến thức phong phú về truyền thuyết và vùng đất thần linh của Nhật. Hết.

Tuy thế, nhìn chung, tôi nghĩ cả ba phim này đều đáng xem theo một cách nhất định. Mỗi phim có điểm thú vị riêng để xem, dù có phim hay phim không hay bằng.

Shameless – Không biết xấu hổ (2011)

Lâu rồi không viết 😀 Xem xong phim này quá thích nên phải viết 😀 Bài này mình iết không đầu tư gì hết :)), chủ yếu nghĩ gì viết nấy vì lười và vì cũng buồn ngủ rồi 😦

[SPOILERS]

shameless

TV series từ năm 2011 của BBC. Thể loại phim gia đình tâm lý hài hước. Hiển nhiên ban đầu series này chẳng có gì đặc biệt có thể đủ khiến mình bỏ thời gian ra coi. Nếu không phải tình cờ một bạn nọ review ngắn gọn trên facebook, kiểu như đây là một guity pleasure đầy bất ngờ, thì mình cũng không buồn xem đâu. Đó, lý do đưa mình đến với series này thực tế tầm thường như vậy đó. Guity Pleasure! Hết. Nhưng khi xem xong season 1, càng về sau càng hay (nhất là 3 tập cuối), mình phát hiện đây không chỉ là một tv series dành cho guity pleasure nặng đô nhất mình từng coi, mà còn là một series với ý tưởng gốc tuyệt vời. “Brilliant!” – chính xác là mình muốn dùng từ đó ấy.

SHAMELESS – KHÔNG BIẾT XẤU HỔ, và câu tagline Absolutely, Wildly, Unapologetically Shameless! Là hai thứ mình cho rằng không thể nào phù hợp hơn để giới thiệu về phim. Cả 12 tập phim là một sự tổng hợp các thể loại tha hóa đỉnh cao trong nhân cách và nhân phẩm của con người. Chuyện kể về một khu phố ở Chicago, tập trung vào câu chuyện chính của gia đình Gallaghers. Đó là một gia đình với ông bố nghiện rượu quanh năm suốt tháng và 6 người con, mỗi đứa một cá tính khác nhau. Bên cạnh đó, những mối liên quan với bạn bè và gia đình hàng xóm Jackson cũng gây nên không ít phiền toái (thực tế là cực kỳ phiền toái). Thôi, để đơn giản, mình liệt kê vài điểm nổi bật chỉ có ở Shameless thôi nhé:

Thứ nhất, như đã nói, kịch bản và cốt truyện tóm gọn trong một từ “brilliant” (sáng tạo, tuyệt hảo). Tất cả những chi tiết đời thường được phóng đại lên, vượt qua hết thảy tất cả mọi chuẩn mực đạo đức mà mình biết. Trong khi với góc nhìn và quan điểm của phim, tất cả những chi tiết đó lại mang tính hài hước và thể hiện được sự tỉnh rụi của biên kịch lẫn đạo diễn. Mình rất nể những biên kịch gia điềm tĩnh. Họ không cố ý khiến mình khó chịu. Ngược lại, họ lôi kéo mình về phía quan điểm của họ một cách đầy thuyết phục và khó có thể bàn cãi. Mình không thể đoán được tình tiết tiếp theo là gì, càng không thể đoán được họ sẽ xử trí tất cả những việc ấy ra làm sao. Mình chỉ có thể nắm bắt tính cách nhân vật, và đồng ý rằng họ làm thế là hợp lý hay chưa, mà thôi. Đó là một quan điểm thoáng đãng rất hay mà mình chưa được bắt gặp ở bất kỳ một series nào khác.

Thứ hai, đó là tính cách nhân vật. Một xã hội thu nhỏ của tầng lớp người nghèo ở Illinois, Chicago (cũng là một trong những thành phố nghèo nhất nước Mỹ), với sự khắc họa nhân vật từ xuất xứ, phông văn hóa cho đến tính tình đều đặc biệt không thể trộn lẫn vào đâu được. Một chị cả Fiona Gallaghers 21 tuổi một mình nuôi năm đứa em, vừa giang hồ vừa ngây thơ. Cô là người mà Veronica đã bảo rằng: “Nếu cô ấy nói “Fuck You!” thì đấy có nghĩa là “I Love You!”. Fiona độc tôn, mạnh mẽ, song lại luôn yếu đuối và bất an lo lắng rằng prince charming của đời mình (Steve) một ngày nào đấy sẽ biến mất. Tiếp đến là Lip – thần đồng khoa học ở lớp cấp ba, trưởng nam của nhà Gallaghers. Lip là người đã tè lên đầu bố ruột của mình khi biết ông ăn nằm với bạn gái. Ian, nhỏ hơn Lip một chút, là một anh gay làm việt part-time ở cửa hàng tiện lợi và thường hay qua lại bí mật với gã đồng nghiệp người Ấn đã có vợ và hai con. Còn nhân vật mình thích nhất là Karen – một nàng slutty đỉnh điểm của sự tha hóa, là người yêu của Lip. Hầu như tất cả các nhân vật đều đóng một vai trò vừa đủ trong toàn cục câu chuyện. Họ đặc biệt trong một xã hội đầy những người đặc biệt. Và tất cả họ đều có một điểm chung: họ ở bên kia chuẩn mực đạo đức thông thường của xã hội. Ai cũng phạm đầy sai lầm một cách thường xuyên và đều đặn. Hoặc họ ăn cắp, hoặc phạm pháp, hoặc lăng loàn, .. đều là những loại phạm tội đủ để vào tù hay vào trại cải tạo. Nhưng khi xem phim, mình thấy họ hiện lên theo hướng tích cực: nghĩa là tự tại, phấn khích, can đảm và thú vị.

shameless1

Thứ ba, đáng lẽ phải đem lên đầu bài, là guilty pleasure. Hừm, mình không khuyến khích coi phim vì điều này. Thực tế, điều mình đang muốn nói là phim tuy đầy guilty pleasure nhưng không rẻ tiền câu khách. Ví dụ, với mình, Glee kể từ season 3 trở đi chính là phim rẻ tiền câu khách. Once Upon The Time season 2, những tập gần cuối cũng đang dần trở nên rẻ tiền câu khách. Mình thấy với các TV Series bắt đầu nổi tiếng, tùy theo đánh giá của người xem, họ thích ai yêu ai thì kịch bản sẽ xoay 180 độ theo những người đó, và dần hướng ra đại chúng. Sau đó thì những tập hướng ra đại chúng đó chả có liên quan gì đến toàn cục season sất. Chúng xé toạc cấu trúc tuyệt đẹp của toàn cục, và phá luôn ý tưởng nguyên gốc ban đầu rất hay (đã khiến series đó nổi tiếng). Đó là điều khiến mình ghét nhất khi theo dõi TV Series. Trở lại với Shameless, mình chưa coi season 2 và 3, cũng không biết nó sẽ đi đến đâu. Nhưng mình review season 1 thì thấy nó không rẻ tiền. Mặc dù ngay từ ban đầu đã có rating 18+ đàng hoàng, nhưng người ta vẫn đầu tư vào kịch bản và tính cách/phản ứng của các nhân vật một cách hợp tình hợp lý. Cảnh guilty đa phần có ý nghĩa hết chứ không phải bậy bạ tự dưng muốn phăng là phăng.

Thứ tư, đó là comedy và drama. Phim là một kiểu hài kịch châm biếm mà lại có thể làm cho mình xúc động vì tội nghiệp. Theo mình đây là kiểu phim khó tìm nhất trong tất cả. Hài kịch sâu sắc và đáng buồn. Một phần chắc cũng vì mấy bạn diễn viên toàn mặt lạ (trừ một người quen từ Confessions of A Shopaholic) đóng quá đạt.

tumblr_kyw5cvnuqr1qztxvio1_500.png sl

Thứ  năm, là đối thoại. Mình trích vài đoạn mình rất thích ra đây, theo tóm tắt của mình thôi. Vì vừa xem xong mấy tập cuối nên mình chỉ trích mấy tập cuối thôi.

Đoạn đó, cô con gái trẻ về nhà rất giận dữ, chui xuống hầm đập phá đồ đạc và la hét: “Ông ấy hứa sẽ mua cho con xe hơi”, “Con cứ tưởng rằng ông ấy yêu con, nhưng ông ấy hạ nhục con giữa tất cả mọi người”.

Xong, người mẹ khóc lóc và ôm con. Bà chạy lên tầng trệt và bắt gặp ông bố đang ngồi tại phòng ăn, cũng rất giận dữ. Bà hỏi, vẫn đang nức nở khóc:

–          Anh gọi con gái chúng ta là điếm à?

–          Cô có biết nó đã làm gì với tôi không?

–          Cút đi. Cút ra ngoài ngay.

Bà liên tục đẩy viên cảnh sát về phía cửa. Viên cảnh sát khó hiểu, vội vã nói tiếp:

–          Khoan đã, nó đã nói với cô chưa? Rằng nó đã làm gì với tôi ấy?

–          Cút ra ngoài ngay! Cút đi! Con bé là một con người, nó xứng đáng được yêu thương chứ không phải căm ghét. Anh hãy cút đi đi và đừng bao giờ trở lại nữa.

Sự thật là, cô gái đó đã quan hệ tình dục bằng miệng từ năm 13 tuổi. Những năm sau đó, cô tiếp tục lăng loàn và mất kiểm soát. Cô hút cần sa, quan hệ bầy đàn với cả nam lẫn nữ, tắm gội chung và dùng cả đồ chơi tình dục ở nhà bạn đồng giới. Cô bé có mái tóc  vàng, mắt sáng, đẹp như thiên thần.

Còn nhiều chuyện hay nữa. Nhưng thôi nói vậy là đủ rồi hén 😀

Jennifer Lawrence – Mộc Lan của Hollywood

Image

Lớn lên trong một gia đình với hai anh trai, Jennifer Lawrence sớm mang cá tính mạnh mẽ của nam giới. Với quan điểm sống thẳng thắn và có phần cố chấp của mình, J-Law không ngại ngần phát biểu trước báo chí những câu tâm sự dí dỏm và thậm chí có phần bỗ bã: “Tôi là một nữ diễn viên béo ú”, Tôi sợ mình tè ra quần mất”, … Đến nỗi, có một giai đoạn xung quanh J-Law vô tình rộ lên những tranh cãi về chuẩn mực phát ngôn trước công chúng. Báo Abbey Stone cho rằng “Từ ngữ rất dễ ảnh hưởng đến người khác” và J-Law với tư cách là một người có khả năng phát ngôn ảnh hưởng đến kẻ khác, nên chú ý ăn nói cho cẩn thận. Nhưng nàng Mộc Lan cứng đầu này nào phải dạng tiểu thư hiền lành e ấp, để có thể chấp nhận việc thay đổi mình theo một lề lối chuẩn mực nào.

Trái ngược với Kate Winslet hay Miley Cyrus, những nữ diễn viên kể về thời học sinh bất lực trước sự bắt nạt của bạn bè và hàng loạt trò chơi xấu của tuổi teen một cách đầy thống thiết, khi nói về quá khứ không mấy vui vẻ ở trường học của mình, nữ diễn viên 22 tuổi lạc quan: “Đừng bận tâm về những cô ả xấu tính – tập ứng phó cũng tốt mà, vì ta sẽ gặp nhiều người như thế trong đời”.  

Trong khi đó, ở tuổi 22, J-Law xuất hiện trên bìa tạp chí Elle với vóc dáng đầy gợi cảm  – hình hài đáng mơ ước của biết bao cô gái. Ấy vậy mà, khác với những quá trình giảm cân cực khổ của Natalie Portman để vào vai Black Swan hay Anne Hathaway với Lés Miserable, J-Law tuyệt nhiên không cần đến một liệu pháp ăn kiêng chặt chẽ nào. J-Law dùng pizza vào sáng, cánh gà Buffalo buổi trưa và lại pizza vào tối. Cô thích kiểu để mình trông vừa mắt và rắn rỏi, chứ không phải kiểu “mảnh mai mà ốm đói”, cô còn dí dỏm đùa “Tôi vẫn chờ một vai diễn nào đấy làm tôi sợ đến nỗi phải lao vào giảm cân, mà chuyện đó không thể xảy ra.”

Khiêm tốn và kiên cường

Trong khi fans hâm mộ sốt lên vì cá tính mạnh bạo hiếm có của J-Law thì cô nàng lại chối phăng. Cô cho rằng bản thân cô thật chán òm và chẳng có tài năng gì hết. J-Law còn không thấy mình thích hợp với sự xô bồ ồn ào của Hollywood. Cô ghét tiệc tùng và thói cư xử giả tạo giữa người với người, trong khi bản thân lại thích nghỉ ngơi ở một vùng nông trại xa xôi nào đó, nơi cô có thể vuốt ve ngựa mỗi ngày. Còn về sự nghiệp á? J-Law thậm chí từng nghĩ mình sẽ trở thành bác sĩ hoặc giáo viên hoặc (thậm chí là) lính cứu hỏa. Và lý do để cô không theo đuổi những ngành nghề ấy là vì bản thân .. bất tài. Cô nói mình chỉ có thể đóng phim và đóng phim, ngoài ra không còn biết làm gì khác.

Image

Bằng cách ấy, J-Law khiến người khác phải ghen tức cùng lúc với ngưỡng mộ, vì những vinh quang của cô gái có nụ cười triệu đô này cứ như xuất phát từ tài năng bẩm sinh. Có thể J-Law có tài năng bẩm sinh thật sự, hoặc, vì bản thân J-Law kiên cường đến mức không màng đến chuyện than khóc! Cô nghĩ, nói và hành động bằng tính cương trực lẫn nhẫn nhịn như sao y từ một chàng trai chính tông. Nếu bi lụy và than thở không thể đưa ra cách giải quyết nào, thì với J-Law, cô thà chấp nhận và xem khó khăn như chuyện hiển nhiên phải đối mặt.

Và là một Mộc Lan thông minh

Có một sự thật rằng J-Law không hề được đào tạo diễn xuất chính quy qua bất kỳ trường lớp nào. Nhưng nhờ vào việc khởi nghiệp sớm từ năm 14 tuổi, cộng với quãng thời gian tham gia vào giới làm phim độc lập –  J-Law nhanh chóng thích thú với quan niệm điện ảnh tự do thay vì chạy theo thị trường số đông và lợi nhuận. Với khả năng thẩm định nghệ thuật và tính gan góc không ngại khó của mình, J-Law luôn biết cẩn thận lựa chọn những vai diễn, đạo diễn, kịch bản mà cô thật sự cảm thấy thích hợp. Vai diễn trong phim độc lập đầu tiên mà cô bén duyên là Lori Petty – một cô bé nạn nhân của bạo hành trong phim The Poker House, bên cạnh Chloe Grace Moretz. Sau đó là những vai diễn lẻ tẻ trong phim ngắn và MV âm nhạc. Cho đến năm 2010, một cách nhanh chóng, vai diễn thứ hai – Ree Dolly trong Winter’s Bone – mang sự nghiệp điện ảnh của J-Law vụt sáng trên bầu trời Hollywood, đưa tên một cô bé Jennifer Lawrence vô danh lên danh sách đề cử đầy trọng vọng của Viện Hàn Lâm dành cho vai Nữ Chính Xuất Sắc Nhất và hàng loạt đề cử lẫn giải thưởng danh dự khác, trong đó có cả đề cử của Independent Spirit Award dành riêng cho phim độc lập. Tiếp đó là lời chào mời của hàng loạt hãng phim danh tiếng, show truyền hình và cả các hãng thời trang đổ dồn vào cô gái trẻ. Năm 2011, cô bé J-Law ở tuổi 20 đã ký được hợp đồng 10 triệu đô cho vai chính trong loạt phim nổi tiếng The Hunger Games.

Bằng tài năng lẫn sự thông minh của mình, J-Law khiến người ta tin rằng cô đã chọn là ắt hẳn phải đúng! Kết quả ai cũng thấy, J-Law nghiễm nhiên trở thành mỹ nữ triệu đô, khiến cho người khác phải giành giật mình, thay vì như bao cô gái phải tự trăn trở tìm lối đi. Cô trở thành nữ diễn viên trẻ tuổi nhất từng nhận được hai đề cử ở hạng mục quan trọng của Viện Hàn Lâm, và mới nhất chính là tượng vàng Oscar đầy kiêu hãnh.

J-Law quan niệm: “Tôi không bao giờ nghĩ về chuyện nếu mình làm không được thì sao. Tôi không bao giờ nghĩ kiểu như “Nhỡ mà đóng phim không hợp với mình, mình có thể làm bác sĩ”. Cụm từ “nếu không được” chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Và kiểu suy nghĩ ngu ngốc ấy – như của một con bé 14 tuổi ngây thơ – chưa bao giờ biến mất trong tôi.”

Chẳng ai đặt ra luật phải trở nên như thế nào để có thể thành công như bao người khác. J-Law không cần phải giống bất cứ ai khác ngoài bản thân cô – vốn đã là một nàng Mộc Lan vừa cá tính độc đáo vừa lạc quan mạnh mẽ. Jennifer Lawrence chứng minh được bản lĩnh của một cô gái trẻ tuổi dám khác biệt, có thể mang cô đến thành công mà không cần phải đi theo bất kỳ phong cách mẫu mực của bất cứ ai.   

Cỏ

(bài đăng)

“I beg young people to travel”

Một bài viết tuyệt vời của . Jeff là một nhà văn hiện đang sống ở Nashville với vợ và một chú chó. Quyển sách đầu tay của anh là: “Wrecked: When a Broken World Slams into Your Comfortable Life”, xuất bản vào mùa thu 2012.

Title là tựa đề từ một typography mình tình cờ lụm được trên tumblr, giờ không biết lạc đi đâu rồi. Mình đọc bài này và cứ nghĩ về câu ấy, nên chọn luôn làm title.

————–

Aristotle từng nói “Chúng ta là những gì ta cứ làm đi làm lại” (“We are what we repeatedly do”). Hiện giờ thì tôi không muốn ra vẻ tiêu cực quá, và tôi tin đời bạn có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, một điều học được ở đây là: đời là kết quả của những thói quen có chủ đích. Vì vậy tôi quyết định làm điều quan trọng với mình TRƯỚC TIÊN, không phải sau cùng.


[…]
Khi người ta trưởng thành, cuộc đời là những gì xảy đến với ta. Dù là làm gì, cuối cùng ta vẫn phải nghĩ về trách nhiệm, gánh nặng, nghĩa vụ. Thì vậy cũng không phải là xấu. Thật ra, trong nhiều trường hợp, vậy nghĩa là rất tốt. Nghĩa là bạn đang ảnh hưởng đến người khác, đang để lại cho thế hệ sau một gia tài nào đó.
[…]
Nhưng chẳng có gì tuyệt vời như được đạp xe vượt qua Cầu Cổng Vàng, hoặc ngắm hoàng hôn ở Đấu Trường La Mã. Tôi ước gì mình có thể vẽ cho bạn một bức tranh về sự kỳ vĩ của dãy núi nước Guatemala hay sự xô bồ chộn rộn trong đài truyền hình nước Ý . Ngay cả những bức ảnh đặc sắc nhất mà tôi đã chụp Thác Niagara hay miền đồng quê Trung Tây nước Mỹ cũng không thể đánh giá chính xác được giá trị của tất cả những điều này. Tôi không thể nào tả hết vẻ đẹp của phía Nam Tây Ban Nha từ một tầm nhìn tuyệt hảo trên xe lửa cho bạn; BẠN, phải tự mình trải nghiệm tất cả. Cách duy nhất để thấu hiểu được hết thảy chúng là chính bạn phải tự mình tận mắt chứng kiến được.


[…]
Bạn nên đi khi còn trẻ. Bạn nên dành thời gian để nhìn thấy thế giới này và nếm trải toàn diện cuộc sống. Bỏ một buổi chiều ngồi ngắm tranh của Michelangelo. Đi bộ trên những con đường ở Paris. Trèo lên đỉnh Kilimanjaro. Đi đường mòn lên rặng Appalachian. Ngắm Vạn Lý Trường Thành. Xúc động bởi những “cánh đồng chết” ở Campuchia. Hoặc bơi qua Vịnh San Hô Khổng Lồ ở Úc. Đó là những khoảnh khắc làm nên phần còn lại của đời bạn; đó là những trải nghiệm sẽ đi cùng bạn mãi mãi cho đến hết cuộc đời.

Source: http://convergemagazine.com/travel-young-5278/#

mối liên kết ngẫu nhiên

Nếu không có tháng Tám đó, chắc chắn tháng Ba này đã khác.

Thậm chí là khác rất nhiều.

Tôi và Cá Nhân, chẳng có gì liên kết với nhau ngoại trừ việc yêu thích một số thứ phổ thông, nhiều rất nhiều hơn người bình thường. Tôi gọi thế vì trong trường hợp này, tôi đang đặt mình và Cá Nhân vào những vai đặc biệt. Tôi nghĩ, nếu tháng Tám đó tôi không tự dưng mà chọn lựa như vậy, thì chắc cả đời này tôi cũng sẽ không bao giờ gặp được họ. Hoặc cơ may lắm thì chúng tôi sẽ gặp nhau trong một vài tình huống hi hữu nào đó. Mà vậy, thì sự gặp gỡ ấy cũng không giống như bản thân nó trong thực tại.

Thực tại ấy, cho đến bây giờ, đối với tôi vẫn còn là sự khó ngờ đáng kinh ngạc. Tôi đặt giả sử, trong tháng Tám nọ, chúng tôi đã không đến đó và không gặp nhau, thì đến tháng Ba bây giờ chúng tôi đương nhiên là những người xa lạ. Xa lạ một cách tuyệt đối dù cùng sống trong một thành phố chật chội, đông đúc và đầy người cô đơn. Thành phố đó cũng không phải là thành phố này. Vì chúng tôi đã không biết nhau ở đó, không phải ở đây. Tôi thực sự không hình dung được tôi ở nơi đó sẽ như thế nào. Tôi tự hỏi mình sẽ cười như thế nào, nghĩ như thế nào và trải qua những đêm thứ Sáu như thế nào. Nhưng tôi nghĩ, thể nào thì mình cũng không biết mình đang cô đơn hay khốn khổ.

Nhưng tôi tin, nếu như ngày ấy mình không làm thứ mà không rõ là nó sẽ dẫn đến điều gì sau này, như vậy, thì sẽ luôn hạnh phúc hơn việc nhận thức được kết quả. Vì tôi không hy vọng gì hết. Cũng lạ, vì thật ra tôi rất lười vận động. Tôi thích sự ổn định và chu toàn. Mặc dù có nhiều người cho rằng tôi vốn không hề như thế. Họ nói tôi liều lĩnh, tự do, bất cần, làm việc quá sức và hàng loạt tính từ khác. Chung quy cũng là những từ mang nghĩa lớn nhỏ của tự do và hướng ngoại. Và tôi thích người ta phán xét mình như thế, thay vì nhận ra cái bản chất thật vốn rất ì ạch và hay xấu hổ. Thế là tôi bắt đầu chạy, lo lắng sợ sệt, dừng, rồi lại chạy. May thay (một cách khó hiểu), vì sự mông lung đó, tôi gặp được những người cần gặp trong đời. Tôi nửa phần tin sự gặp gỡ ấy do mình vô tình tạo ra. Nhưng nửa phần khác tôi lại tin một cách mơ hồ rằng những vị trên cao đó, có khi họ sắp đặt nên số mệnh tôi thế này. Thế thì họ thật là tài. Họ kết nối chúng tôi theo cách tự nhiên nhất. Họ nói rằng “Đây, các người cần phải gặp nhau và thay đổi đời nhau. Nhưng hãy để cho ta lo liệu chuyện đó”. Đó là những khi tôi không thể tin được vào mình và kết quả mà mình tạo ra.

“Chúng ta đã gặp nhau, chúng ta đã tới đây
Tất cả những điều này có vẻ gì không thực”
–   
Lưu Quang Vũ    –

Kết thúc nghĩ ngợi về một vấn đề (không bao giờ có thể nghĩ xong) như này, thật ra từ đầu đến giờ, đơn giản là tôi đang tự hào rằng, vào một tháng Tám nọ, ở tuổi 19, tôi đã chọn và đã làm thay đổi được một tháng Ba nọ ở tuổi 20. Đó là một việc thần kỳ.

Silver Linings Playbook (2012)

Tiffany: Hey!
Pat: Cái quái gì thế? Tôi đã có gia đình.
Tiffany: Tôi cũng thế!
Pat: Thế thì cô đang làm cái quái gì thế, chồng cô chết rồi!
Tiffany: Vợ anh đâu?
Pat: Cô điên rồi!
Tiffany: Tôi không phải người vừa ra khỏi bệnh viên ở Baltimore đâu nhé.
Pat: Còn tôi thì không phải con khốn nạn! … Tôi xin lỗi … Tôi xin lỗi … Tôi xin lỗi.
Tiffany: Tôi là con khốn nạn, nhưng bây giờ tôi không thế nữa. Luôn có một phần trong tôi bẩn thỉu và đốn mạc, nhưng tôi thích thế. Như tất cả những phần khác của mình. Anh có thể làm điều tương tự với bản thân được không hả đồ khốn? Anh có tha thứ được không?

Image

bipolar (n): a mental disorder marked by alternating periods of elation and depression.

chứng hưng trầm cảm (n): một loại bệnh tâm lý thể hiện qua nhiều giai đoạn thay đổi cảm xúc, lúc thì hoan hỉ, lúc thì buồn rầu, đột ngột và thất thường.

cứ tưởng tượng đời người như một đường đi, dài, ngoằn nghoèo và cô độc. trên đường sẽ có nhiều vực. có khi ta rơi nhầm vào vực rất sâu, không biết phải leo lên bằng cách nào. và thế là ta phải tự học cách leo lên. tự mình. không cần một ai cả.

phim chỉ có thế thôi. rất dễ gây hiểu lầm và rất khó để tìm thấy sự khác biệt so với những rom-com cũ mèm cùng loại. nhưng khó không có nghĩa là không thể. và nó không được overrated cái gì cả. đây là một brilliant masterpiece, và nó xứng đáng được xem trọng như đúng với giá trị bản thân, ngay từ original idea, ngay từ nhân vật và cách xây dựng tình tiết khởi màn.

đây chính là lý do mình luôn yêu phim. đẹp đến mức không thực, nhưng lại khiến cho mình xúc động và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

định nghĩa điện ảnh của mình, đơn giản như vậy thôi. xúc động và khiến người ta sống tốt. có thể làm thật tốt điều ấy, mà lại còn sử dụng một plot khá phức tạp so với rom-com, mà vẫn là rom-com, thì quả là tuyệt vời.

Zero Dark Thirty (2012)

Nếu là 30′ sau nửa đêm.

– Thủ lĩnh cuộc thánh chiến vì thánh Allah đã bị giết bởi một người phụ nữ, và câu chuyện về cái chết  nhục nhã của mình lại được kể bằng lời một người phụ nữ khác. Thật mỉa mai.

– Nàng là một người phụ nữ tuyệt vời. Như Athena vĩ đại của nước Mỹ. Một mình nàng chống lại cả thế giới. Một mình nàng vãn giữ được sự minh mẫn và tính cố chấp tuyệt đối giữa nhựng người đàn ông (không hẳn) dễ dàng thỏa hiệp. Nàng nhìn xa hơn những gì người khác thấy, và đánh đổi nửa thập kỷ để truy lùng một người đàn ông.

– Thế là ngài đồng ý?

– Không. Vì tôi được bảo rằng tốt hơn hết đừng bao giờ làm trái ý cô.

Nếu là một phim.

– Tôn vinh nước Mỹ. Mình trung lập. Mình không thích không ghét.

– Ca ngợi con người đẹp theo kiểu không tì vết, không thực gì hết. Hoặc mình thấy như thế. Đúng là phim chính trị, phiến diện hoàn toàn.

– JC thật tuyệt vời :3

Xem xong cũng cố đi tìm tư liệu về vụ này, mặc dù chính trị Mỹ là thứ nhàm chán khô khan nhất mình từng biết. Nói chung cất công đi tìm đã là một chuyện đáng nói. Còn quan tâm kiểu phát cuồng thì không hề.

Nhóm 2: Phim giải thích cho một sự thật

Nhóm 2 là những phim đặt ra một câu hỏi mang tính khái quát, xong rồi dùng câu chuyện để chứng minh ngược lại điều ấy không thể xảy ra. Vì sao chúng không thể xảy ra?

Ví dụ:

1. 2046 – vì sao không thể dừng lại ở những điều tốt đẹp? vì sao thời gian lại tiếp tục trôi và mọi thứ lại thay đổi?

2. Eternal Sunshine of A Spotless Mind – vì sao không thể quên đi ký ức, cho dù chúng chẳng còn giá trị gì ngoài việc mang lại buồn đau?

3. Mr. Nobody – vì sao không thể đi hết tất cả mọi con đường có thể?

4. Butterfly Affect – vì sao không thể làm lại một điều đã sai ngày trước? vì sao không thể có một câu chuyện hoàn hảo cho tất cả?

Dear God

Dear God, hope you got the letter, and…

I pray you can make it better down here.
I don’t mean a big reduction in the price of beer
but all the people that you made in your image, see
them starving on their feet ’cause they don’t get
enough to eat from God, I can’t believe in you
Dear God, sorry to disturb you, but… I feel that I should be heard
loud and clear. We all need a big reduction in amount of tears
and all the people that you made in your image, see them fighting
in the street ’cause they can’t make opinions meet about God,
I can’t believe in youDid you make disease, and the diamond blue? Did you make
mankind after we made you? And the devil too!

, don’t know if you noticed, but… your name is on
a lot of quotes in this book, and us crazy humans wrote it, you
should take a look, and all the people that you made in your
image still believing that junk is true. Well I know it ain’t, and
so do you, dear God, I can’t believe in I don’t believe in

I won’t believe in heaven and hell. No saints, no sinners, no
devil as well. No pearly gates, no thorny crown. You’re always
letting us humans down. The wars you bring, the babes you
drown. Those lost at sea and never found, and it’s the same the
whole world ’round. The hurt I see helps to compound that
Father, Son and Holy Ghost is just somebody’s unholy hoax,
and if you’re up there you’d perceive that my heart’s here upon
my sleeve. If there’s one thing I don’t believe in

it’s you….